Vệ sinh giày đá bóng: Những điều nên và không nên làm


Vệ sinh giày đá bóng: Những điều nên và không nên làm

Tin Tức
THÁI SƠN (BIÊN DỊCH) - Thứ hai, ngày 08-05-2017 - 16:04:12
Bình luận
Đôi giày là một vật dụng không thể thiếu khi đá bóng, đặc biệt là chơi trên những mặt sân cỏ nhân tạo. Giá trị của đôi giày thì vô cùng, từ một vài chục ngàn cho đến vài triệu đồng tùy loại. Tuy nhiên, để đôi giày phát huy tốt nhất hiệu quả của nó thì dù đắt hay rẻ cũng nên được bảo quản, vệ sinh thường xuyên.

Có thể không nhiều người biết rằng với những cầu thủ chơi bóng chuyên nghiệp, việc vệ sinh đôi giày được thực hiện hầu như sau mỗi trận đấu. Đó không chỉ là vì vấn đề hình thức mà việc vệ sinh còn giúp kéo dài độ bền cũng như độ ma sát, sức bám của đôi giày trong thi đấu.

Bất kỳ nhà sản xuất nào cũng phải chắc chắn rằng đôi giày đá bóng đạt độ bám mặt sân khi bán ra thị trường. Vấn đề là theo thời gian hoặc với việc chăm sóc không đúng cách của người dùng, đôi giày có thể bị mất dần độ bám, từ đó nguy cơ dẫn tới chấn thương cho người chơi. Để hạn chế điều này thì vệ sinh giày là một cách nếu anh em không muốn tốn thêm tiền mua giày mới.

Sân cỏ nhân tạo ở Việt Nam thường có lớp sỏi nhỏ và hạt cao su trên bề mặt để gia tăng ma sát. Chính bởi thế nên sau mỗi trận đấu, dưới mặt đế thường hay có dị vật (cát sỏi, bùn đất, hạt cao su, kẹo cao su, đót thuốc lá…) kẹt vào rãnh đinh làm giảm độ bám sân. Có thể chúng ta không nhận ra nhiều sự khác biệt, nhưng về lâu dài nó vẫn ảnh hưởng đến hiệu suất thi đấu. 


Vì thế, tùy thuộc điều kiện từng người, hãy cố gắng làm sạch đôi giày sau mỗi trận thi đấu (giày càng đắt tiền càng nên làm) để đảm bảo rằng nó luôn trong tình trạng tốt nhất cho trận tiếp theo.

Việc vệ sinh khá đơn giản, nhưng cũng có vài điểm nên chú ý tránh:

Bước 1: Loại bỏ bất kỳ dị vật nào dưới mặt đế bằng vật dụng có thể kiếm được như bàn chải đánh răng, tuốc nơ vít nhỏ, kéo hay thậm chí bằng móng tay…


Bước 2: Hòa xà phòng hoặc nước rửa bát với một chút nước ấm. Sử dụng hỗn hợp này để đánh sạch các vùng đế giày bằng bàn chải. Tuy nhiên, đừng để phần da/vải của giày ngấm nước, cố giữ càng khô càng tốt. 


Bước 3: Lấy khăn sạch lau khô các vùng đế vừa vệ sinh. Phần da/vải có thể dùng khăn ẩm để lau sạch lớp bụi bẩn. Sau đó hong giày ở nơi khô, thoáng gió, tuyệt đối không phơi trực tiếp dưới nắng sẽ làm giày rất chóng hỏng.


Bước 4: Bảo quản trong túi sạch, sẵn sàng cho trận đấu tiếp theo. Chú ý, nếu bỏ vào túi cũ đã bẩn thì xem như mất công vừa mới vệ sinh giày.


Sau cùng, chắc chắn có rất nhiều anh em đi đá bóng về vì lười nên thường vứt luôn giày trong túi đựng không thèm bỏ ra ngoài. Như thế không chỉ làm tuổi thọ sử dụng đôi giày giảm mà còn rất mất vệ sinh, mồ hôi chân vào giày sẽ làm sinh mùi khó chịu như chuột chết và là ổ vi khuẩn. Hãy đừng để cho đối thủ hay thậm chí là đồng đội nhìn bạn bằng ánh mắt bằng ánh mắt thiếu thiện cảm khi bước ra sân. 

Chúc anh em luôn chơi bóng đá thật vui vẻ và trân trọng món “vũ khí” trên đôi chân của mình. 
Nguồn: BongdaPhui.net
BÌNH LUẬN:
Nội dung bình luận...
Gửi đi
  Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ BÓNG ĐÁ - Cơ quan của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam
2015 © BÓNG ĐÁ PHỦI - Chuyên trang của Tạp chí điện tử Bóng Đá