Những cách "né đòn" để tránh chấn thương trên sân phủi (P2)


Những cách "né đòn" để tránh chấn thương trên sân phủi (P2)

Tư vấn phủi
MINH HÀ (LƯỢC DỊCH) - Thứ bảy, ngày 02-09-2017 - 05:56:25
Bình luận
Chấn thương là mối lo ngại nhất của nhiều cầu thủ khi bước vào chơi bóng ở mọi cấp độ từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp. Nó có thể đến bất kỳ thời điểm nào bạn có mặt trên sân, nhưng vẫn có những cách phòng ngừa hữu hiệu.

1. Đi giày đúng kích cỡ và bao ống quyển

Tưởng chừng rất đơn giản nhưng lựa chọn đôi giày phù hợp là việc làm cần thiết và quan trọng để bạn không dính chấn thương theo kiểu lãng xẹt trên sân bóng. Với những người mới chơi bóng đá phong trào, các dụng cụ bảo vệ và đôi giày thực sự là khó khăn để họ chọn lựa.

Bạn phải chắc chắn đôi giày đang sở hữu vừa vặn đúng với kích cỡ bàn chân. Ngoài ra, ốp ống quyển hay nhiều nơi gọi là ống đồng hoặc ốp chân cũng đặc biệt được chú ý. Bởi những va chạm dù khá nhẹ nhưng khi không được bảo vệ sẽ rất dễ dẫn đến chấn thương ống quyển.

Với thủ môn, nhất thiết phải được trang bị găng tay có gân cứng ở mỗi ngón để tránh trường hợp bị bẻ ngược từ những pha đẩy bóng phổ biến. Riêng ở vị trí người gác đền, việc ốp khuỷa tay 2 bên cũng rất quan trọng nhằm phục vụ cho các động tác bay người đẩy bóng. Nhưng cần lưu ý rằng, tất cả dụng cụ thi đấu phải nằm trong giới hạn quy định của ban tổ chức khi có giải, hoặc không làm ảnh hưởng đến đối phương.


2. Không trở lại khi chưa bình phục hoàn toàn chấn thương trước đó

Với dân bóng đá phủi, các quy tắc an toàn và chấn thương không được chú trọng. Điều này rất dễ dẫn đến những hệ lụy đáng tiếc mà chúng ta hoàn toàn có thể ngăn ngừa. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta chỉ đề cập đến chấn thương. Bạn phải chắc chắn rằng đã bình phục hoàn toàn khi gặp phải chấn thương trước đó hay nghĩ đến chuyện ra sân.

Nếu chấn thương cũ của bạn vẫn chưa bình phục, khi vận động mạnh quá sức chịu đựng sẽ dẫn đến nguy cơ chấn thương nặng và nguy hiểm hơn rất nhiều. Trường hợp này, bạn phải là người hiểu rõ cơ thể của mình nhất, sự nôn nóng và đòi hỏi phải ra sân của đội bóng của bạn không phải điều quan trọng nhất. 

3. Nhạy cảm hơn với sức khỏe bản thân


Công tác kiểm tra y tế, test thể lực gần như không xuất hiện trong hoạt động bóng đá phong trào. Các cầu thủ thường vì tinh thần chiến đấu cao nên dễ dàng bỏ qua tín hiệu xấu từ cơ thể. Rất nhiều trường hợp ra sân khi đang có dấu hiệu cảm cúm, nhức đầu. Tất nhiên, sau đó là hậu quả tức thời khi bạn không đảm bảo được thể lực tốt nhất, ảnh hưởng đến kết quả toàn đội và dễ bị chấn thương.

Hãy luôn chắc chắn bạn ở trạng thái tốt nhất trước khi ra sân. Ngược lại, hay cân nhắc đúng mực nếu có bất kỳ dấu hiệu không an toàn mà cơ thể bạn phát ra. Bởi xét cho cùng, bóng đá phủi là nơi rèn luyện sức khỏe, chứ không phải hủy hoại bản thân.

4. Khởi động đúng cách trước trận đấu

Tại các thành phố lớn, việc di chuyển đến sân bóng lớn luôn rất mất thời gian. Phần lớn các cầu thủ chỉ đến đúng giờ bóng lăn nên bỏ qua luôn các động tác khởi động. Nhưng đó là việc làm sai lầm. Đừng bao giờ chủ quan ra sân thay đồ là vào sân chơi luôn. 

Nếu không làm nóng các khớp, cơ bằng các bài khởi động như chạy nhẹ, chạy nước rút, căng cơ, đá lăng, xoay khớp, bật nhảy… cơ thể của bạn sẽ không thể đáp ứng ngay các hoạt động ở cường độ cao.

Xem tiếp phần 1


Nguồn: BongdaPhui.net
BÌNH LUẬN:
Nội dung bình luận...
Gửi đi
  Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ BÓNG ĐÁ - Cơ quan của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam
2015 © BÓNG ĐÁ PHỦI - Chuyên trang của Tạp chí điện tử Bóng Đá