7 lời khuyên khi đối đầu đối thủ mạnh hơn (phần cuối)


7 lời khuyên khi đối đầu đối thủ mạnh hơn (phần cuối)

Tin Tức
THÁI SƠN (BIÊN DỊCH) - Thứ sáu, ngày 23-12-2016 - 13:22:55
Bình luận
Ở phần đầu chúng ta đã tham khảo 3 trong số 7 lời khuyên khi đối đầu với những đối thủ mạnh hơn. Phần này Bongdaphui.net giới thiệu 4 chỉ dẫn còn lại.

4. Giữ liên lạc

Một đội bóng sẽ không thể duy trì tính tổ chức, kỷ luật và tinh thần tập thể trên sân nếu các cầu thủ không chịu giao tiếp với nhau. Thủ môn hoặc các hậu vệ là những người phù hợp nhất để hô hào, đưa ra chỉ thị cho toàn đội bởi vị trí thi đấu của họ phù hợp quan sát mọi diễn biến trên sân.

Chúng ta không có khả năng quan sát cả 360 độ xung quanh nên mỗi đồng đội cần trở thành tai mắt của nhau, nhắc nhau quả bóng nào nên bỏ, quả nào cần phá hay khi nào cần chú ý có người đang áp sát từ sau lưng... Đặc biệt những cầu thủ càng chơi cao càng cần thông tin từ những người phía sau bởi không gian sau lưng họ là mênh mông.

Các cầu thủ cần giữ liên lạc với nhau ở trên sân
Các cầu thủ cần giữ liên lạc với nhau ở trên sân

5. Không quên tấn công

Trước những đối quá mạnh, chúng ta thường co cụm ở sân nhà để phòng ngự, thu hẹp không gian chơi bóng nhằm dễ đoạt bóng từ đối phương hơn. Nhưng lời khuyên là không nên phòng ngự với toàn bộ đội hình, lùi sâu tới mức khi giành được bóng không còn ai phía trên để chuyền, giữ bóng. Việc luôn có một cầu thủ sẵn sàng tấn công khi cơ hội đến sẽ giúp giảm bớp áp lực cho hàng phòng ngự do đối phương luôn phải để mắt đến anh ta.

Nếu không có người hỗ trợ, cầu thủ chơi cao nhất này sẽ hết sức vất vả. Điều đó đòi hỏi anh ta cần phải độc lập tác chiến tốt, đủ khôn ngoan và khéo léo để xử lý những tình huống mà đối phương luôn có đông người hơn.

Luôn duy trì một mũi nhọn lo tấn công
Luôn duy trì một mũi nhọn lo tấn công

6. Duy trì kỷ luật

Áp lực do đối thủ tạo ra có thể khiến bạn mắc sai lầm. Khi đó nguyên tắc quan trọng là đừng tranh cãi với trọng tài, với đồng đội hoặc trở nên nóng vội, không còn tập trung vào chơi bóng.

Một ví dụ điển hình của kỷ luật kém là khi mọi chuyện không thuận lợi liền chuyển sang bỏ bóng đá người, quên nhiệm vụ của mình trên sân. Không giữ được cái đầu tỉnh táo, thiếu kỷ luật thi đấu thì chỉ dẫn đến những sai lầm tiếp theo.

Duy trì kỷ luật chiến thuật

7. Hỗ trợ thủ môn

Với những trận đấu kiểu này, thủ môn của bạn chắc chắn sẽ phải hoạt đồng rất vất vả. Những khi thủ môn có bóng, hãy giúp anh ta có nhiều lựa chọn luân chuyển bóng nhất có thể bằng cách di chuyển linh hoạt. Đừng đứng ì một chỗ và thủ môn chỉ còn cách ném bóng lên cho xong chuyện, như thế nhiều khả năng bạn lại phải lập tức đối mặt với một đợt tấn công khác. Ngay cả khi thủ môn không đưa bóng đến chỗ của bạn thì việc di chuyển liên tục cũng buộc đối thủ phải di chuyển theo kèm.

Về phần thủ môn, họ cần phải bình tĩnh và tập trung khi phân phối bóng. Tránh đưa bóng vào những khu vực nguy hiểm đang có đối phương đứng sẵn. Lời khuyên là đừng đưa bóng vào trung lộ, hãy phát bóng ra hai biên vì khu vực này nếu có mất bóng cũng khó bị ghi bàn ngay lập tức.

Hỗ trợ khi thủ môn có bóng
Hỗ trợ khi thủ môn có bóng

Trên đây là 7 lời khuyên hy vọng sẽ hỗ trợ đội bóng của bạn không bị đè bẹp bởi những đối thủ quá mạnh. 
Nguồn: BongdaPhui.net
BÌNH LUẬN:
Nội dung bình luận...
Gửi đi
  Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ BÓNG ĐÁ - Cơ quan của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam
2015 © BÓNG ĐÁ PHỦI - Chuyên trang của Tạp chí điện tử Bóng Đá