Ngay cả khi một đội chia đôi ra đá nội bộ với nhau cũng không ai muốn ở bên thua cuộc cả. Cảm giác là kẻ chiến thắng, được quyền “lên giọng” bên thua lúc nào chả sướng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá những lời khuyên, chiến thuật và chiến lược quan trọng giúp xây dựng nên một đội bóng mạnh, đã ra sân là hướng đến chiến thắng.
Nhưng trước tiên hãy nhớ rằng thành công không thể đến trong ngày một ngày hai, mà phải là một quá trình tốn nhiều công sức và tâm huyết. Trong một dịp khác,
Bongdaphui.net sẽ giới thiệu những kinh nghiệm có thể mang lại chiến thắng tức thời, nhưng đó không phải cách đi đến thành công bền vững.
Để đi sâu vào tìm hiểu tiến trình xây dựng một đội bóng mạnh, có một điều mà anh em cần biết, đó là sai lầm mà rất nhiều đội bóng phong trào mắc phải. Chúng ta đang nói đến việc nhiều đội chơi bóng sân mini với những tư duy áp đặt từ sân 11. Đó là một con đường chắc chắn dẫn đến thất bại.
Để thực sự tạo dựng một đội bóng sân 5 hoặc sân 7 gắn kết với nhau, cần phải có những hiểu biết rõ ràng về đặc thù của loại hình bóng đá sân mini. Dĩ nhiên có những kỹ năng, những kiến thức ở sân mini cũng tương tự với sân 11 người, song vẫn có nhiều điều rất khác biệt, đặc biệt ở khía cạnh chiến thuật. Đây là những vấn đề mà các đội có kinh nghiệm hiểu rất rõ và là tiền đề để họ trở thành những đội bóng phong trào có thực lực.
1. Tính tổ chức: Chiến lược cơ bản nếu muốn thành công
Mỗi cầu thủ cần được biết nhiệm vụ rõ ràng
Rất nhiều đội bóng nghĩ rằng chơi phong trào thì chẳng quan trọng vấn đề chiến thuật. Những đội như vậy thường là những đội hạng yếu hoặc trung bình yếu.
Thành công trên sân bóng phong trào phụ thuộc rất lớn vào tính tổ chức. Nếu đội của anh em ra sân mà ai muốn đá đâu thì đá, chơi kiểu tự do tự phát thì nhiều khả năng suốt trận chỉ có chạy đuổi bóng và nguy cơ không nhỏ là nội bộ cãi nhau vì phân công nhiệm vụ không rõ ràng.
Thay vào đó, chỉ cần dành chút thời gian suy nghĩ về cách mà đội sẽ chơi, đảm bảo đội bóng của anh em sẽ có sự khác biệt rõ rệt. Không cần phải hoạch định những chiến thuật quá chi tiết, nhưng cần có một sự phân công cơ bản nhiệm vụ đối với từng cầu thủ. Cũng không cần một sơ đồ quá cứng nhắc, mà quan trọng là đảm bảo làm sao để có sự cân bằng giữa công với thủ là ok.
Muốn tìm hiểu thêm các sơ đồ thi đấu sân 7 anh em có thể đọc thêm
TẠI ĐÂY.
2. Hỗ trợ nhau như một tập thể gắn kết
Yếu tố tiên quyết để thành công là tính tổ chức trong lối chơi
Trên sân bóng mini, nhiệm vụ với mỗi cầu thủ không quá chuyên biệt như ở sân 11. Do vậy càng cần có sự gắn kết và hỗ trợ cho nhau. Ví dụ, một cầu thủ tấn công cũng nên tham gia phòng ngự, bọc lót khi đội nhà không có bóng. Tương tự, các hậu vệ cũng phải đóng góp nhiều hơn vào khâu tổ chức tấn công khi đội nhà đang cầm bóng.
Sự hỗ trợ, phối hợp với nhau trên sân mini là yếu tố sống còn với mọi đội bóng. Nếu đội của anh em có thể cùng nhau phòng ngự và tấn công như một tập thể thì kể cả không có cầu thủ thực sự giỏi, đó vẫn là một đội bóng mạnh.
3. Nắm rõ kỹ thuật phòng ngự
Phòng ngự là chìa khóa chiến thắng
Nói về vấn đề phòng ngự trên sân mini, liệu anh em đã thực sự biết cách thực hiện đúng? Chắc chắc chúng ta cần phải nhấn mạnh lần nữa việc chơi như một tập thể biết hỗ trợ lẫn nhau. Khi phòng ngự các vị trí cần phải liên lạc với nhau thường xuyên, nhắc nhau kèm người, bọc lót vị trí… Nhưng còn có thêm những kỹ năng cá nhân mà mỗi cầu thủ nên trang bị để nâng cao khả năng thi đấu.
Phòng ngự là một nghệ thuật và chúng tôi đã từng có nhiều bài viết đề cập đến chuyện này. Như danh thủ
Andrea Pirlo đúc kết thì phòng ngự chính là chìa khóa để chiến thắng. Dưới đây là một số lời khuyên anh em có thể áp dụng ngay lập tức để cải thiện hiệu quả phòng ngự của bản thân:
+ Luôn đảm bảo bạn là bức tường chắn ngang giữa cầu thủ mà bạn đang theo kèm với cầu môn của đội nhà.
+ Ép đối phương vào thế sử dụng chân không thuận, bởi ở trình độ bóng đá phong trào hiếm cầu thủ nào có thể đá tốt cả hai chân.
+ Không thực hiện những cú xoạc bóng trừ trường hợp đã bị đối phương vượt qua. Thay vào đó, tập trung vào những pha be bóng, không để đối phương có khoảng trống hay rảnh chân. Nếu là tình huống phòng ngự 1 đối 1, hãy cố gắng ép đối phương vào những góc mà họ không thể uy hiếp nhiều cho cầu môn đội nhà (gây áp lực buộc họ đi bóng ra 2 biên).
Tìm hiểu thêm về kỹ năng phòng ngự cho hậu vệ đứng cuối cùng trên sân
TẠI ĐÂY.
4. Thủ môn là một nửa thành công của đội bóng
Muốn đội mạnh? Hãy kiếm một thủ môn giỏi
Thủ môn chỉ là 1 trong 5 hoặc 7 cầu thủ thi đấu trên sân, nhưng chắc chắn anh ta nắm giữ đến 50% thành công của toàn đội. Một thủ môn giỏi là món quà vô giá.
Một thủ môn giỏi trên sân 11 chưa chắc đã là chốt chặn đáng tin cậy ở sân mini bởi hai loại hình đòi hỏi những kỹ năng hơi khác nhau. Công việc của một thủ môn trên sân mini thiên về ngăn cản đối phương nhiều hơn là bay người cứu thua. Hiểu đơn giản là một thủ môn sân mini thường hay phải “xuất tướng” cản phá đối phương ở gần cầu môn của mình hơn là chờ họ sút bóng rồi mới phản xạ.
Do vậy, có thể tạm cho rằng vai trò thủ môn ở sân mini còn quan trọng hơn ở sân 11. Hãy đặt ưu tiên tìm kiếm cho đội nhà một thủ môn tốt nếu muốn xây dựng đội bóng mạnh.
Tìm hiểu thêm về kỹ thuật dành cho thủ môn trên sân bóng mini
TẠI ĐÂY.
5. Chuẩn bị thể lực tốt nhất có thể
Chuẩn bị tốt thể lực khi ra sân
Các trận bóng trên sân mini thường có cường độ cao và diễn biến nhanh. Do đó cầu thủ cũng phải đáp ứng những vận động gần như liên tục, rất nhiều lần bứt tốc và thường xuyên thay đổi hướng chạy.
Đó là lý do các trận đấu sân 5 hay 7 luôn sôi động, hấp dẫn (xem thêm
vì sao bóng đá sân mini thú vị hơn sân 11), nhưng mặt khác nó cũng khiến nhiều cầu thủ phong trào hụt hơi chỉ sau vài phút. Nếu không có sự chuẩn bị thể lực tốt, anh em sẽ khó mà chơi tốt được kể cả có khéo léo đến mấy.