Làm thế nào chơi tốt vị trí thủ môn? (Phần 2)


Làm thế nào chơi tốt vị trí thủ môn? (Phần 2)

Tin Tức
THÁI SƠN (BIÊN DỊCH) - Thứ sáu, ngày 06-01-2017 - 10:43:39
Bình luận
Thủ môn vẫn được ví như người nắm giữ 50% thành công của đội bóng. Có thể sẽ có nhiều ý kiến khác, nhưng đa số người chơi bóng đá sẽ đồng ý rằng: đó là vị trí trọng yếu trên sân.

>>Làm thế nào chơi tốt vị trí thủ môn? (Phần 1)
>> Làm thế nào chơi tốt vị trí trung vệ?
>> Làm thế nào chơi tốt vị trí hộ công?


4. Kỹ thuật

Để trở thành một thủ môn bắt sân 7, bạn cần phải học một số kỹ năng chuyên biệt:

+ Chú ý những cú sút tầm thấp. Các thủ môn sân 7 giàu kinh nghiệm thường không quá lo lắng những tình huống bóng bổng do xà ngang cầu môn khá thấp. Do vậy hãy chú ý hạ thấp trọng tâm, chùng đầu gối để kịp thời đổ người cản phá các đường bóng từ thắt lưng đổ xuống.

+ Hiểu sự khác biệt giữa “bắt bóng” và “cản phá”. Bắt bóng là khi bạn chụp một cú sút mà bạn có ít nhất 1 giây để suy nghĩ giải pháp xử lý như thế nào. Còn cản phá là kỹ thuật hay dùng hơn trên sân 7, đó là khi bạn lao mình ra phía trước ngăn chặn một cú đá, thường là từ cự ly gần, cố gắng để đối phương ít khả năng ăn bàn nhất có thể. Một pha cản phá có thể thực hiện bằng cú xoạc, nhưng thường các thủ môn hay quỳ một chân và dang rộng hai tay do tư thế này dễ dàng phản ứng với những động tác lừa bóng của đối phương hơn. Chọn cho mình một kỹ năng cản phá mà bạn thuần thục nhất là việc nên làm.

3 tư thế cản phá cơ bản của thủ môn sân 7
3 tư thế cản phá cơ bản của thủ môn sân 7

+ Chơi tốt bằng chân. Thủ môn sân 7 không chỉ có mỗi nhiệm vụ canh gác cầu môn mà trong rất nhiều trường hợp anh ta phải dùng chân để chơi bóng như một cầu thủ. Một thủ môn chơi chân tốt không chỉ giúp truy cản bóng nhanh hơn mà còn tham gia phối hợp với các đồng đội triển khai bóng. Tầm quan trọng của một thủ môn chơi chân hay được ví với việc có cầu thủ thứ 8 ở trên sân.

5. Phản xạ

Một thủ môn hiển nhiên cần phải có phản xạ nhanh nhẹn, linh hoạt. Song vấn đề là bạn cần nâng cao khả năng vốn có của mình để có thể đáp ứng những yêu cầu khó hơn. Chẳng có cách nào khác ngoài liên tục rèn luyện, tập cho phản xạ của bạn ngày càng nhanh hơn, động tác đổ người thuần thục hơn. Ngay cả khi đẩy bóng, hãy luôn nhớ đấm trái bóng ra vị trí an toàn cho khung thành của mình.


6. Giao tiếp & điều khiển hàng thủ

Là một thủ môn, chắc chắn bạn không muốn cầu thủ đối phương có cơ hội rảnh chân sút bóng. Có thể bạn sẽ nghĩ rằng thủ môn không cần thiết phải quản lý cả những tình huống xảy ra bên ngoài khu vực vòng cấm. Đó là một suy nghĩ rất sai. Nếu một thủ môn biết giao tiếp hiệu quả với các đồng đội của mình, một cách đơn giản và chính xác, thủ môn đó có thể dập tắt cơ hội của đối phương trước khi nó trở nên rõ ràng.

Khi hậu vệ phía trên đang đứng sai vị trí trong những tình huống phòng ngự, quên không theo người… thủ môn là người quan sát bao quát nhất nên cần đưa ra chỉ thị kịp thời cho họ. Hoặc thủ môn cũng cần chỉ huy sao cho có thể phối hợp thật tốt với đồng đội trong những pha ra vào, hỗ trợ nhau. Điều này đòi hỏi các thủ môn phải tạo dựng sự tin cậy nơi đồng đội, khi ấy bản thân nhiệm vụ của các hậu vệ cũng trở nên dễ dàng hơn.


7. Phát động bóng

Khi thủ môn bắt được bóng, anh ta cần có phương án làm gì tiếp theo. Một pha phát động nhanh lên phía trên có thể khiến đối phương không kịp trở tay. Hoặc khi đang cần giảm sự hưng phấn của đối phương thì một tình huống kéo dài thời gian hợp lý là cần thiết. Khi thủ môn giữ bóng, có 3 điều cần ghi nhớ: các đồng đội phải di chuyển để có phương án chuyền bóng, có đủ kiên nhẫn để chờ điều này xảy ra (hoặc ít nhất là nhắc họ chạy chỗ thế nào cho dễ chuyền), và sau cùng là một đường chuyền chính xác, chất lượng.

Chú ý, nhiều thủ môn khi không có phương án chủ động thường rơi vào tình trạng lóng ngóng, không biết xử lý thế nào. Hậu quả là bị đối phương cướp lại và ghi bàn. Những bàn thua như vậy không đáng chú nào. Hoặc cũng có nhiều thủ môn đưa bóng quá khó cho đồng đội nên đối thủ dễ dàng cướp được. Hãy cố chuyền bóng ở tầm thấp để đồng đội dễ khống chế, hạn chế bóng bổng phải tốn nhiều nhịp để đỡ lại. 

Chúc các bạn sẽ thi đấu hiệu quả với những chỉ dẫn này!
Nguồn: BongdaPhui.net
BÌNH LUẬN:
Nội dung bình luận...
Gửi đi
  Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ BÓNG ĐÁ - Cơ quan của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam
2015 © BÓNG ĐÁ PHỦI - Chuyên trang của Tạp chí điện tử Bóng Đá