Chiến thuật bóng đá sân 7 (phần 3): Sơ đồ 1-1-3-1 và 3-2-1


Chiến thuật bóng đá sân 7 (phần 3): Sơ đồ 1-1-3-1 và 3-2-1

Chiến thuật sân phủi
THÁI SƠN (LƯỢC DỊCH) - Thứ tư, ngày 16-11-2016 - 15:17:18
Bình luận
Sau khi tìm hiểu về các sơ đồ 2-3-1 và 2-1-2-1, hôm nay chúng ta tiếp tục mổ sẻ sơ đồ 1-1-3-1 và sơ đồ hết sức quen thuộc với sân 7 ở Việt Nam là 3-2-1.

>> Chiến thuật bóng đá sân 7 (phần 1): Hai nguyên tắc cơ bản
>> 
Chiến thuật bóng đá sân 7 (phần 2): Sơ đồ 2-3-1 và 2-1-2-1
>> Chiến thuật bóng đá sân 7 (phần cuối): Chiến thuật nâng cao

1-1-3-1: Tấn công tổng lực

Nếu như bạn có trong đội hình nhiều cầu thủ xu hướng tấn công, bạn sẽ muốn sử dụng 1-1-3-1. Sơ đồ này giữ một cầu thủ đứng trụ ở dưới cùng đội hình để đối phó với những mối đe dọa bị tấn công, trong khi các tiền vệ được đẩy lên cao nhằm chiếm số đông áp đảo trong tấn công và giữ một tiền vệ phòng ngự ở một vị trí sâu hơn để hỗ trợ hậu vệ nếu cần thiết. Đây không phải sơ đồ phổ biến nhất, nhưng là một lựa chọn tốt những khi đội bóng của bạn bắt buộc phải tấn công ghi bàn.


Ưu điểm:
+ Tập trung sức mạnh cho mặt trận tấn công, hữu ích cho đội bóng muốn thống trị trận đấu.
+ Kiểm soát khu vực giữa sân bằng số đông cầu thủ.

Nhược điểm:
+ Hậu vệ duy nhất phải rất giỏi và đa năng (càng nhanh nhẹn càng tốt) do sẽ ít nhận được sự hỗ trợ trong phòng ngự.
+ Dễ tổn thương trước các pha phản công.

3-2-1: Sơ đồ cây thông

Sơ đồ này giúp đội bóng chơi chắc chắn, phòng ngự hiệu quả hơn. Tuy nhiên, đây không hẳn là một sơ đồ hoàn toàn thiên về phòng ngự. Với 3 cầu thủ chơi thấp, lối chơi của đội sẽ được phát triển từ hàng thủ dần lên phía trên. Có hai cách triển khai khi đội của bạn tấn công, thứ nhất là hai hậu vệ biên dâng cao và cách thứ hai là đẩy trung vệ lên đá tiền vệ hỗ trợ tấn công, trong khi hai hậu vệ biên bo vào trong bọc lót lo nhiệm vụ phòng ngự.


Ưu điểm:
+ Cung cấp sự chắc chắn cho hàng phòng ngự, tạo nền tảng triển khai bóng lên trên.
+ Hiệu quả khi gặp đối thủ mạnh hơn, nhanh hơn.

Nhược điểm:
+ Có thể thiếu sự hỗ trợ cho các cầu thủ tấn công.
+ Thiếu không gian và các tùy chọn để tiền đạo phối hợp trước khi tiếp cận khung thành đối thủ.

Cách vận hành sơ đồ 3-2-1 và 2-3-1

NỘI DUNG SẼ XUẤT HIỆN TẠI ĐÂY
Độ cao sẽ thay đổi tùy theo nội dung đã xuất bản

Các sơ đồ ít thông dụng: 2-2-2 và 1-4-1  

Đây là những lựa chọn bạn có thể tham khảo. Về lý thuyết hai sơ đồ này đều mang lại sự cân bằng hoàn hảo giữa công và thủ, nhưng hiếm khi hữu dụng trong thực tế do khó vận hành.


Với sơ đồ 2-2-2, sẽ không có nhiều không gian hoạt động theo chiều dọc của sân bóng, buộc các cầu thủ tấn công phải di ngang khá nhiều. Trong một số trường hợp, lối chơi này vẫn có thể hiệu quả nếu cầu thủ của bạn có ý thức vị trí tốt, biết di chuyển để tạo khoảng trống cho người đá cặp hoạt động.


Sơ đồ 1-4-1 là một biến thể của 2-2-2 với nguyên tắc vận hành tương tự. Nếu bạn có những cầu thủ đa năng và có kỷ luật chiến thuật, bạn có thể xếp 4 người ở hàng tiền vệ linh hoạt giữa các nhiệm vụ tham gia tấn công và hỗ trợ phòng ngự. Đây là một sơ đồ hết sức năng động nhưng rất khó duy trì cự ly giữa các vị trí.
Nguồn: BongdaPhui.net
BÌNH LUẬN:
Nội dung bình luận...
Gửi đi
  Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ BÓNG ĐÁ - Cơ quan của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam
2015 © BÓNG ĐÁ PHỦI - Chuyên trang của Tạp chí điện tử Bóng Đá