Ở
Tư vấn găng kỳ 1, chúng ta đã được tìm hiểu về cách chọn loại găng nào sao cho phù hợp nhất. Tuy nhiên, các cụ ta có câu "Của bền tại người", ám chỉ việc cần phải bảo quản, giữ gìn đồ đạc đúng mức. Không ít người gác đền sau mỗi trận lại phải... rửa tay cả chục lần nhưng vẫn không hết mùi hôi do đeo găng. Vậy đâu là cách vệ sinh găng chuẩn nhất?
9 động tác giúp thủ môn tăng sức mạnh đôi tay
|
---|
NỘI DUNG SẼ XUẤT HIỆN TẠI ĐÂY Độ cao sẽ thay đổi tùy theo nội dung đã xuất bản |
1. Phơi nắng
Do chất liệu cơ bản của loại mút làm nên phần lòng trong của găng tay là băng cao su nên độ thoát nước - thoát hơi của găng không cao. Thêm vào đó, việc hầu hết các thủ môn đều sử dụng găng hàng Tàu, không có lỗ thoát hơi ở cạnh bên ngón tay nên việc thoát khí càng khó hơn nữa. Như vậy, việc phần trong của găng thường xuyên bốc mùi là điều không quá khó hiểu.
Hãy phơi găng theo hướng như này để găng đón nắng tốt hơn
Cách đơn giản và cũng hiệu quả nhất để giúp găng bớt mùi hôi là phơi nắng ngay sau khi thi đấu xong. Hãy để phần lỗ xỏ găng hướng về nơi có nắng, chớ nên phơi găng như phơi quần áo vì như vậy sẽ tốn nhiều thời gian hơn để mồ hôi tay tồn đọng bên trong găng có thể thoát hoàn toàn ra ngoài. Sau khi phơi nắng hãy để găng ở nơi khô ráo để tránh hơi ẩm ngấm vào trong găng. Mồ hôi tay sẽ thoát ra đáng kể sau những lần phơi nắng thế này.
2. Máy sấy
Máy sấy cũng là công cụ đắc lực để làm sạch găng
Trong trường hợp bạn sống ở nơi ít nắng hoặc xung quanh bị nhiều nhà khác che bớt nắng thì hãy dùng máy sấy. Để ở chế độ lớn, đưa máy sấy đến gần lỗ xỏ găng để thổi. Đặc biệt lưu ý là chỉ để máy sấy ở gần, chớ có anh em nào muốn nhanh mà... dí luôn máy sấy vào trong găng vì rất dễ gây cháy, nổ máy sấy.
3. Giặt khô - giặt tay
Trong trường hợp bạn không phải là một người thường xuyên dành thời gian cho đôi găng yêu quý của mình thì hãy thỉnh thoảng mang găng ra các cửa tiệm để giặt khô.
Vậy tại sao không nên quẳng găng tay vào máy giặt cho nhanh - gọn - nhẹ và đỡ tốn tiền?
Như đã nói ở trên, do đặc tính thoát nước - thoát hơi khá kém của cao su, đặc biệt với những loại găng Tàu có giá rẻ, việc giặt bằng nước sẽ mang lại rủi ro lớn. Thứ nhất, găng sẽ bị sũng nước, làm giảm chất lượng của cao su vì lâu khô. Thứ hai, khi giặt chung với quần áo, nhất là với những lồng giặt có hiệu năng cao, găng sẽ bị "quăng quật" rất mạnh, dễ dẫn tới bị sờn phần mút. Thứ ba, trong trường hợp giặt bằng bột giặt, cặn của bột sẽ lưu lại phía bên trong găng, để trong tình trạng ẩm ướt của găng sẽ dễ dẫn tới các bệnh ngoài da.
Do đó, việc mang ra hàng giặt khô tưởng chừng như đơn giản nhưng thực tế lại không thừa thãi chút nào. Chỉ cần bỏ ra khoảng 20-30k, bạn sẽ lấy lại được một đôi găng trắng, sạch "như lần đầu làm chuyện ấy".
Với những phủi thủ chăm chỉ thì bạn có thể chọn phương án giặt tay. Bạn có thể sử dụng nước rửa bát, xà bông hay nước giặt nhưng nhìn chung, đừng nên dùng bột giặt. Bạn có thể tham khảo video clip dưới đây để học cách vệ sinh găng không cần chất tẩy.
VIDEO: Hướng dẫn giặt găng tay không cần dùng chất tẩy
Đương nhiên, xỏ tay vào đôi găng, thơm tho luôn tốt hơn xỏ tay vào nơi mà bạn phải xác định sẽ phải mất... hơn chục lần rửa mới hết mùi phải không? Hy vọng sau bài viết này, anh em phủi thủ, đặc biệt là các thủ môn, sẽ biết cách chăm sóc những đôi găng của mình sao cho hợp lý nhất. Và đừng quên trở lại với
bongdaphui.net để cập nhật những kỳ tiếp theo của
Tư vấn giày cũng như Tư vấn găng nhé.